Trong hướng dẫn trước, mình có hướng dẫn các bạn món chân gà hầm lạc rồi. Để tiếp nối những món chân gà hầm thì hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm chân gà hầm thuốc bắc quá bổ dưỡng luôn. Nói đến thuốc bắc thì không còn mấy lạ lẫm đối với các bạn nội trợ. Khi kết hợp với chân gà, mình sẽ bận mí hai cách chế biến chân gà với thuốc bắc vô cùng độc đáo. Món chân gà hầm thuốc là món giàu dinh dưỡng, dễ ăn với vị ngọt đắng dịu của nước dùng, thơm hương hạt sen và của thuốc Bắc. Cam kết rằng đây sẽ là món ăn khiến bạn muốn ăn mãi và không thể quên được mùi vị.
Có một điều không thể chối cãi rằng những món ăn làm từ chân gà đều hấp dẫn người ăn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy chỉ được bao bọc bởi lớp da mỏng thôi nhưng món gì được làm từ nó cũng hết sạch chỉ trong chốc lát. Tại sao món hầm, món ninh lại ngon hơn món luộc thông thường. Món chân gà hầm thuốc bắc này được làm chín chân gà trong một thời gian dài, chân gà mềm, nhừ cả xương nước dùng sẽ vô cùng ngọt, kết hợp với thuốc bắc tốt cho sức khỏe.
Chân gà hầm thuốc bắc có tác dụng gì?
Trong những loại chân gà thì chân gà rừng, gà chọi, gà chân đen là quý nhất, sau đó đến các loại gà nuôi thả tự kiếm mồi, vì nó được tôi luyện, tích trữ năng lượng thường xuyên ở gân. Tác dụng chân gà hầm thuốc bắc đó là bổ dịch khớp, đả thông kinh mạch, trao dồi khí huyết, đẹp da, tăng cường tuổi thọ…
Cách làm chân gà luộc thuốc bắc
Khác với món chân gà hấp hành, chân gà luộc thuốc bắc sẽ hấp dẫn hơn nhiều. Với hướng dẫn luộc này, món chân gà mềm và thơm phức nhờ được luộc với gia vị thuốc Bắc.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Chân gà: 10 chiếc
- Thuốc bắc: 1 gói
- Muối trắng: 1/2 thìa cà phê
- Muối tôm: 1 thìa cà phê
- Dầu hào: 1 thìa cà phê
- Nước lọc
Các bước làm chân gà luộc thuốc bắc
Bước 1: Chọn lựa chân gà chẩn thận rồi đem về sửa sạch với nước muối, dùng kéo cắt bỏ phần móng chân. Tất cả đem thả vào nồi nước luộc đã chuẩn bị.
Bước 2: Đổ nước lọc vào nồi, sau đó cho muối, muối tôm, dầu hào vào khuấy tan. Cuối cùng bỏ phần thuốc Bắc vào nồi, ngâm khoảng 1 giờ để các vị thuốc tiết thấu ra nước sẽ có vị thơm hơn.
Bước 3: Cho chân gà vào nồi nước ngâm thuốc bắc, đậy vung và đun với mức lửa vừa phải. Với số lượng 10 chiếc thì thời gian đun tính từ lúc nước sôi là 5-7 phút tùy độ to nhỏ của chân.
Bước 4: Tắt bếp, không vớt chân gà ra vội mà để nguyên trong nồi ngâm thêm 5 phút nữa rồi mới vớt ra.
Tham khảo: Cách làm thịt chó hầm thuốc Bắc
Cách làm chân gà hầm thuốc bắc
Đối với chân gà hầm thuốc bắc, các bạn có thể sử dụng chân gà ta, chân gà công nghiệp hoặc sử dụng chân gà Đông tảo. Cách làm chân gà hầm thuốc Bắc cũng khá giống nhau cho các loại chân gà.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Chân gà: 500gr (tùy bạn lựa chọn)
- Thuốc bắc: 1 gói (Mua ở các tiệm bán thuốc bắc hoặc cửa hàng tạp hóa)
- Hạt tiêu : 1 thìa cà phê.
- Chanh tươi: 2 quả
- Gia vị: Hạt nêm 2; Bột canh: 1, Bột ngọt: 1, Muối hạt: 1 (số lượng thìa cà phê)
- Dầu hào, xì dầu.
Các bước làm chân gà hầm thuốc bắc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đối với chân gà khi mua về làm sạch, chặt bỏ phần móng chân, lột bỏ phần màng da (nếu chưa lột ở chỗ bán), dùng muối trắng ngâm kỹ rồi rửa lại bằng nước lọc. Vớt chân gà ra, để cho thật ráo nước.
Gói thuốc bắc mua về bạn rửa sạch hết các gói gia vị trong thuốc. Có thể cho thêm hạt sen nếu thích (nếu sử dụng hãy ngâm qua nước ấm cho bở trong khoảng 1h).
Bước 2: Chế biến chân gà
Chặt chân gà thành từng khúc vừa phải. Cho chân gà vào nồi đất, đổ hết hỗn hợp thuốc Bắc cùng luôn. Tẩm ướp chân gà cùng với: 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột canh, 2 thìa dầu hào, 2 thìa xì dầu, 1 thìa hạt tiêu, 1/2 thìa bọt ngọt. Đảo đều chân gà cho ngấm gia vị được trộn lẫn. Thời gian ướp khoảng 45-60 phút để cho ngấm gia vị và thuốc bắc.
Bước 3: Hầm chân gà
Đặt nồi chân gà lên bếp, đun nhỏ lửa. Khi thấy nước cạn dần bạn cho thêm nước lọc nữa vừa phải (tùy vào lượng chân gà) vào hầm tiếp cho thật kĩ để chân gà được chín mềm.
Khi thưởng thức, nếu chân gà chưa vừa vặn bạn có thể dùng muối tiêu chanh làm nước chấm. Món này có chút đặc biệt khác với tất cả những món chúng ta đã dùng qua ở chỗ: dùng khi nguội sẽ ngon và thơm hơn rất nhiều khi lúc nóng.
Chân gà Đông Tảo hầm thuốc Bắc
Như mình đã nói ở bên trên, các bạn có thể sử dụng chân gà Đông Tảo đề hầm thuốc Bắc. Gà Đông tảo quý nhất đôi chân to sần sùi nếu mà làm món hầm thuốc bắc thì ngon miễn chê.
Tạm kết
Thông thường vị thuốc bắc hơi nồng nên nhiều người không quen ăn vị thuốc bắc sẽ cảm thấy khó chịu. Nếu vậy nên ướp thoảng thoảng vị thuốc bắc sẽ ăn rất ngon và lạ miệng. Thông thường, các bạn chỉ quen với những món ăn vặt kiểu chân gà sốt thái, chân gà ngâm chua ngọt, chân gà luộc… Hãy đổi gió với hai cách làm chân gà hầm thuốc bắc bên trên nhé. Chúc các bạn thành công!